Bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn không bác sĩ?

Kính thưa bác sĩ Trần Đình Trọng! Được nghe nói nhiều về bác sĩ và đã từng tham khảo nhiều cuộc tư vấn online của bác sĩ trên truyền hình.

Nay tôi có thắc mắc về việc bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn được không bác sĩ. Tôi bị bệnh trĩ lần đầu với các dấu hiệu chảy máu, sưng phồng hậu môn, sau đó tôi có áp dụng mẹo dân gian dùng lá diếp cá chữa trĩ, kiên trì vừa xông rửa và ăn uống bệnh trĩ có khỏi. Nhưng một thời gian sau trĩ lại tái phát trở lại, lần này tôi tới phòng khám và được cắt thuốc điều trị thì 2 tháng sau tôi khỏi bệnh hoàn toàn. Mấy ngày gần đây dấu hiệu chảy máu, đau rát hậu môn tiếp tục tái phát khiến tôi rất hoang mang không biết liệu có cách nào chữa bệnh trĩ khỏi hoàn toàn được không vậy ạ. Xin chân thành cảm ơn! 

Bệnh nhân: Đào Thị Thu Hà, Bà Rịa – Vũng Tàu

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn không? 

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn không? 

BÁC SĨ TƯ VẤN ONLINE: 

Chào bạn Thu Hà!

Đến với thắc mắc của bạn về việc bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn không tôi xin được tư vấn kỹ vấn đề này để bạn hiểu hơn về bệnh trĩ.

Bạn biết đấy, quá trình hình thành bệnh trĩ là hiện tượng giãn quá mức các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng gây nên hiện tượng sưng phồng, chảy máu tại hậu môn. Nếu xuất hiện tại cửa hậu môn được gọi là bệnh trĩ ngoại, còn trong ống hậu môn trực tràng thì được gọi là trĩ nội. Tùy theo biểu hiện của bệnh trĩ người ta chia bệnh trĩ làm nhiều cấp độ khác nhau bao gồm:

  • Trĩ độ 1 ( nhẹ): Xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu, máu ít lẫn theo phân, kèm theo táo bón, sưng phồng hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Có búi trĩ xuất hiện, u nhú ra ngoài và tự co vào trong hết đại tiện, kèm theo tình trạng đau rát và chảy máu hậu môn.
  • Trĩ độ 3: Các búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, nhưng không tự co lên mà phải dùng tay ấn hoặc đẩy mới tụt vào trong được.
  • Trĩ độ 4 ( độ nặng): Búi trĩ sa xuống hậu môn, dùng tay ấn lên không còn khả năng co lên nữa, búi trĩ lớn kèm theo chảy máu nhiều thành giọt, thành tia khi đi vệ sinh, chảy máu ngay cả khi chưa đi vệ sinh.

Sở dĩ, tôi muốn nêu rõ các cấp độ bệnh trĩ cho người bệnh hiểu vì cấp độ bệnh trĩ liên quan mật thiết tới quá trình điều trị phục hồi bệnh. Ở những giai đoạn đầu bệnh trĩ thì việc điều trị hầu như không có gì khó khăn, có thể áp dụng các phương pháp nội khoa để khắc phục bệnh trĩ dứt điểm. Còn ở giai đoạn cuối nặng, ảnh hưởng tới chức năng hậu môn thì việc  điều trị khó khăn hơn, lâu phục hồi và cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ mới có thể thuyên giảm bệnh.

Nhận định: Bệnh trĩ có thể khỏi dứt điểm

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi xin khẳng định: ” bệnh trĩ có thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn”. Bằng các phương pháp điều trị thích hợp phổ biến hiện nay bao gồm:

Bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa tư vấn

Bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa tư vấn

✢ Trĩ giai đoạn đầu: mẹo dân gian, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hoặc dùng thuốc tây y.

✢ Trĩ giai đoạn giữa ( độ 2, 3): Cần dùng thuốc tây y phối hợp trị trĩ

✢ Trĩ giai đoạn cuối: Cần phẫu thuật cắt trĩ phối hợp với thuốc tây điều trị phục hồi chức năng.

Tóm lại, trĩ điều trị không hề khó khăn, hiện đã có nhiều phương pháp trị bệnh trĩ dứt điểm nhưng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thăm khám. Tránh dùng sai cách bệnh không những không khỏi mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lý giải tại sao bệnh trĩ thường xuyên tái phát lại

Người bệnh rất quan tâm tới việc tại sao bệnh trĩ thường xuyên tái phát nhiều lần dù đã chữa khỏi trước đó. Tôi xin lý giải rõ để mọi người tránh phạm phải sai lầm khiến bệnh dai dẳng không bao giờ khỏi.

Hãy đặt câu hỏi bạn đã chữa dứt điểm bệnh trĩ hay chưa? 

Khá nhiều người bệnh khi dùng thuốc điều trị khi thấy các triệu chứng thuyên giảm là tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc. Tuy nhiên tĩnh mạch hậu môn trong thời gian này chưa được phục hồi hoàn toàn, rất yếu và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài khiến bệnh trĩ nhanh chóng tái xuất hiện trở lại.

Thay đổi thói quen, lối sống sinh hoạt hay chưa? 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ bắt nguồn là do thói quen, lối sống sinh hoạt sai lầm như: chế độ ăn uống ít chất xơ, đứng nhiều – ngồi nhiều ( do công việc), thói quen đại tiện lâu…

Trong khi đó, nếu người bệnh đã bị trĩ và tiến hành áp dụng điều trị khỏi dứt điểm nhưng lại không thay đổi thói quen, lối sống ngừa tác động gây trĩ tiếp tục diễn ra thì bệnh trĩ vẫn có khả năng xuất hiện bình thường. Lý  do này chiếm tới 80% nguy cơ bệnh trĩ tái phát trở lại.

Bạn thấy đó, bệnh trĩ là căn bệnh gây ra những tác hại nghiêm trọng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối không được chủ quan, muốn khỏi bệnh trĩ cần phải tiến hành điều trị đúng cách, thay đổi lối sống  khoa học mới có thể dứt điểm căn bệnh này hoàn toàn.  Hi vọng mọi người chủ động tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Mọi thắc mắc khác liên quan tới bệnh trĩ xin hãy gửi thư về cho chúng tôi để được các chuyên gia bác sĩ, tư vấn cụ thể rõ ràng tránh gặp phải thói quen sai lầm. Có thể gửi thư vào hòm thư: benhduongtieuhoa@gmai.com. Chúc mọi người có một sức khỏe tốt! 

BỊ BỆNH TRĨ BẠN CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU NÀY:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:58 PM , 20/03/2023

Ẩn