THẮC MẮC:
” Thưa bác sĩ, cháu muốn hỏi bệnh trĩ có di truyền không vậy. Trong gia đình cháu có tới 2 người bị bệnh trĩ và 1 người trong số đó từng phải đi phẫu thuật cắt trĩ. Hiện tại bản thân cháu đang có dấu hiệu đau rát hậu môn, thỉnh thoảng còn chảy máu hậu môn nữa nên cháu đang nghi ngờ mình bị trĩ. Cháu thắc mắc liệu bệnh trĩ có di truyền hay không, đến đời con cháu liệu có gặp phải bệnh trĩ nữa không ạ. Rất mong bác sĩ giải thích giùm cháu.”
( Nguyễn Thị Phương Thảo, Khánh Hòa)
[* TRẢ LỜI BẠN ĐỌC *]
Phương Thảo thân mến! Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra ở hậu môn trực tràng rất hay gặp, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những người thân trong gia đình có lối sống sinh hoạt thường giống nhau nên thường được nhiều người mặc định là do di truyền từ cha mẹ, ông bà mà ra. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác.
Bác sĩ nhận định bệnh trĩ không có tính di truyền
Từ những nghiên cứu kiểm nghiệm cụ thể, các nhà chuyên môn đã nhận định rõ ràng rằng bệnh trĩ không hề có tính di truyền hay truyền nhiễm. Mà nguyên nhân chính là do lối sống, sinh hoạt không đúng cách tác động vào tĩnh mạch hậu môn làm hình thành nên bệnh trĩ. Tuyệt đối bệnh trĩ không hề di truyền trong gen nên không có khả năng gây bệnh lên đời sau.
Đi tìm hiểu rõ ràng thủ phạm gây bệnh trĩ sẽ giúp bạn rõ hơn về tác nhân khiến mình mắc bệnh trĩ gồm:
➤ Táo bón: Tình trạng táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ, chế độ ăn uống ít chất xơ rau xanh sẽ gây táo bón gây bệnh trĩ. Táo bón lâu ngày làm cho việc đi đại tiện phải mất sức nhiều để rặn tác động một lực lớn lên cơ và tĩnh mạch quanh hậu môn để tống phân ra ngoài. Quá trình này kéo dài gây giãn tĩnh mạch, phù tại hậu môn hình thành nên búi trĩ sa xuống.
➤ Mang thai và sinh con: Thời điểm mang thai và khi sinh là lúc trọng lượng của người mẹ tăng lên đáng kể, kích thước thi nhi lớn dần chèn ép các cơ quan nội tạng gây giãn tĩnh mạch hậu môn hình thành nên bệnh trĩ. Thời điểm mang thai người mẹ dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa gây táo bón, do đó giai đoạn này nguy cơ bị trĩ rất cao, nhất là vào thời điểm cuối thai kỳ.
➤ Thói quen xấu: Một số thói quen xấu dẫn đến nguy cơ hình thành bệnh trĩ được xác định là do nhịn đi đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, rặn quá sức, … Đây là những thói quen xấu trong sinh hoạt dễ mắc phải bệnh trĩ cần tránh.
➤ Vận động ít, công việc đứng hoặc ngồi quá lâu: Tính chất công việc ít vận động hoặc thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong một tư thế là thủ phạm gây hình thành bệnh trĩ. Do đứng lâu, áp lực tới cơ và tĩnh mạch hậu môn cao hình thành nên bệnh trĩ. Những người làm việc trong môi trường văn phòng, công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, người làm việc nặng… Đều là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.
➤ Người béo phì, thừa cân: Đối với người béo phì, lượng mỡ tích tụ trong cơ thể cao gây áp lực tới xương khớp và cả tĩnh mạch tại hậu môn gia tăng tỷ lệ mắc trĩ.
➤ Do bệnh đại tràng, hậu môn gây ra: Một số căn bệnh khác làm tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm loét đại tràng mãn tính, viêm trực tràng, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn,…
➤Do quan hệ đồng giới: Việc quan hệ đồng tính bằng đường hậu môn dễ làm sa hậu môn, giãn tính mạch hậu môn hình thành bệnh trĩ.
Bác sĩ giải thích lý do nhiều người thân trong gia đình cùng bị trĩ là do chế độ ăn uống, sinh hoạt vận động trong gia đình hầu như là giống nhau. Chính vì thế nguy cơ bị bệnh trĩ giữa các thành viên trong gia đình là do thói quen chứ không hề do di truyền như nhiều người nghĩ. Muốn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ hãy thay đổi lối sống phù, khoa học ngừa bệnh trĩ xuất hiện.
Như mọi người đã thấy bệnh trĩ do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa số bắt nguồn do thói quen sinh hoạt, ăn uống vận động không đúng cách mà thành. Hoàn toàn không có khả năng bệnh trĩ hình thành do yếu tố di truyền gen.
NGƯỜI BỊ BỆNH TRĨ NÊN BIẾT THÊM ĐIỀU SAU:
Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:58 PM , 20/03/2023