Nhận biết bệnh tắc ruột ở trẻ em và cách khắc phục

Tắc ruột ở trẻ em là một trong những chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Tắc ruột có thể do bé bị táo bón kéo dài hoặc do khối u. Ngoài ra, cũng có thể do ăn uống mất vệ sinh nên bị chứng giun đũa gây dính kết. Khi bị chứng tắc ruột trẻ thường khóc nhiều vì đau bụng dữ dội, nôn ói. Chính vì vậy, các mẹ cần phải lưu ý và xử lý kịp thời khi trẻ gặp phải chứng bệnh này. Vậy ngoài những triệu chứng nói trên thì làm thế nào để nhận biết bệnh tắc ruột ở trẻ em, cách khắc phục như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1/ Nguyên nhân gây tắc ruột

Tắc ruột ở trẻ là một chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Một số nguyên nhân chính gây bệnh như:

+ Do khuyết tật bẩm sinh, khi sinh ra trẻ đã bị chứng bệnh này.

+ Do hệ thống bài tiết của trẻ không làm việc, có thể gọi là tắc ruột do bị liệt ruột hay tắc ruột cơ năng.

+ Trong một số trường hợp trẻ bị tắc ruột cơ học đó là do sự cản trở cơ học nằm từ góc Treitz hậu môn.

+ Ăn uống mất vệ sinh nên khiến cho ruột bị giun đũa hoành hành gây kết dính và khiến cho ruột bị tắc.

+ Do khối u trong ruột hoặc có thể là do táo báo lâu ngày.

+ Có thể trẻ ăn phải một số loại hạt cứng hoặc nhiều bã xơ dẫn đến chứng khó tiêu lâu ngày gây tắc ruột.

2/ Những biểu hiện của chứng tắc ruột

Tắc ruột là chứng bệnh rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, các mẹ cần chú ý để phát hiện bệnh sớm và có cách chữa phù hợp, tránh để lâu có thể gây chết người. Khi mắc chứng tắc ruột trẻ thường có những triệu chứng sau:

nhan-biet-benh-tac-ruot-o-tre-va-cach-khac-phuc1

+ Trẻ khóc nhiều vì bị đau bụng dữ dội, không bài tiết phân.

+ Nôn ói nhiều, đầy hơi chứng bụng khiến trẻ khó chịu.

+ Táo bón, phân bít lỗ hậu môn không thấy được lỗ hậu môn.

+ Đối với trẻ đang trong quá trình mọc răng thường có dấu hiệu bụng phình to, sốt cao, phân chảy nước, trong một vài trường hợp bị táo bón, nôn mửa, chậm tăng cân.

→ Tắc ruột thường gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm ruột, thủng ruột, sút cân và không thể tăng cân dù có bồi bổ đủ chất. Nguy hiểm hơn hơn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi thấy những triệu chứng nói trên, các mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để có biện pháp xử lý đúng đắn.

=> Bạn có thể tham khảo thêm → Bệnh lồng ruột ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

3/ Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tắc ruột?

– Đối với trẻ sơ sinh: Các mẹ cần phải chú ý theo dõi lượng thải phân của trẻ sau 8 tiếng. Nếu trong khoảng trong thời gian này mà trẻ không thải phân thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay.

– Đối với trẻ ăn dặm: Khi mẹ thấy trẻ có những triệu chứng như táo bón, nôn ói, đau bụng, sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Với những trường hợp này, mẹ không thể tự xử lý được vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, mẹ cần phải trang bị đủ những kiến thức về chứng bệnh này để có thể phát hiện bệnh sớm nhất và kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu.

4/ Phương pháp điều trị bệnh tắc ruột ở trẻ

Bệnh tắc ruột ở trẻ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi trẻ được đưa đến bệnh viện các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bệnh cho bé bằng những cách sau:

nhan-biet-benh-tac-ruot-o-tre-va-cach-khac-phuc2

Truyền dịch cho trẻ thông qua một đường truyền tĩnh mạch.

Đặt một ống thông qua mũi vào dạ dày giúp ruột giải nén.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ sửa các khối tắc ruột, bao gồm các bước:

Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Nếu thụt tháo hiệu quả, việc tiếp tục điều trị thường là không cần thiết. Liệu pháp này có hiệu quả cao ở trẻ em.

Khoảng 10% trường hợp bị tắc ruột tái phát thường xuyên và phải tiến hành điều trị trở lại;

Nếu ruột bị thủng và tháo lồng bằng khí không thành thì bắt buộc phải phẫu thuật.

→ Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến bệnh của trẻ:

Tắc ruột có thể do ăn uống mất vệ sinh, khiến trẻ bị giun sán hoành hành gây bệnh. Vậy để phòng bệnh tắc ruột cho trẻ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

+ Cho trẻ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, uống đủ nước mỗi ngày.

+ Bổ sung men vi sinh để giúp trẻ tăng hệ miễn dịch đường tiêu hóa.

+ Trong thời kì mang thai, người mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để không bị cúm và giảm nguy cơ sinh non.

+ Khi trẻ bước vào thời kì ăn dặm, các mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, không nên cho trẻ ăn thức quá cứng khiến trẻ khó tiêu, táo bón.

+ Ăn uống hợp vệ sinh phòng tránh giun sán gây tắc ruột.

⇒ NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay