Chảy máu tại hậu môn vùng bị trĩ là hiện tượng đặc trưng của căn bệnh trĩ. Thường thì mức độ nhẹ chảy máu ít có thể không ảnh hưởng tới sức khỏe, còn khi trĩ ở cấp độ nặng bệnh trĩ chảy máu nhiều cần tiến hành chăm sóc cầm máu đúng cách là nên làm. Tránh trường hợp để mất máu quá nhiều gây thiếu máu, da xanh tái, thiếu máu lên não làm giảm trí nhớ… Đối với người bị bệnh trĩ chảy máu nhiều cần phải tiến hành chăm sóc khắc phục bệnh trĩ theo một số cách sau đây.
Tiến hành cầm máu khi bị bệnh trĩ chảy máu nhiều
Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ máu chảy ít, thường lẫn vào phân trường hợp này không cần tiến hành cầm máu bởi đối với vết thương nhỏ cơ thể chúng ta có thể tự cầm máu. Còn trong trường hợp bệnh trĩ chảy máu nhiều thành từng giọt, thành tia và chảy cả lúc đi vệ sinh hoặc không đi vệ sinh thì cần kịp thời cầm máu ngay.
Cách xử lý khi bị bệnh trĩ chảy máu nhiều phải tiến hành cầm máu theo một số cách sau đây, giảm tác hại của bệnh trĩ bao gồm:
1/ Phương pháp cầm máu tại nhà
Nếu bệnh trĩ chảy máu nhiều thì ngay lập tức bạn có thể áp dụng các mẹo cầm máu đơn giảm mà dân gian. Khá dễ thực hiện mà hiệu quả lại cao, bạn có thể tìm hiểu các mẹo cầm máu bệnh trĩ hay dùng như:
- Đắp lá cỏ mực:
Lá cỏ mực được xem là thần dược giúp cầm máu rất nhanh từ tự nhiên. Khi bị trĩ chảy máu nhiều có thể dùng lá cỏ mực rửa sạch rồi giã nát. Đắp vào vùng hậu môn và dùng băng gòn dán lại. Để khoảng 1 giờ thì tháo ra. Đắp liên tục ngày 2 lần để vết thương nhanh chóng liền lại hết chảy máu.
- Mẹo cầm máu bằng nước muối ấm:
Nếu bị bệnh trĩ chảy máu quá nhiều hãy dùng nước ấm 37-40 độ C pha với muối loãng sau đó dùng ngâm và rửa hậu môn. Cách này có tác dụng tốt trong việc sát trùng, thu nhỏ tĩnh mạch, ngăn chảy máu. Hãy đảm bảo sau khi ngâm rửa xong thì dùng bông gòn băng lại. Ngày áp dụng 2 lần kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy giảm bệnh rõ rệt.
- Chườm đá lạnh:
Việc chườm đá lạnh vào vùng hậu môn bị trĩ sẽ có tác dụng co các tĩnh mạch và búi trĩ ngăn chặn máu thoát ra ngoài. Dùng đá lạnh chườm còn giúp giảm đau đớn do bệnh trĩ gây ra rất tốt.
2/ Thuốc tây y cầm máu bệnh trĩ
Sử dụng các loại thuốc tây y có tác dụng làm bền thành mạch ngăn ngừa bệnh trĩ chảy máu như thuốc Daflon, thuốc Ginkofor. Sử dụng kèm các loại thuốc kháng sinh, giảm viêm, chống sưng do bác sĩ chỉ định. Đường dùng như đường uống, đường tiêm, đường bôi … Tùy vào sự hướng dẫn của bác sĩ, giúp chữa chảy máu nhiều một cách tận gốc.
3/ Thuốc Đông y cầm máu bệnh trĩ
Sử dụng các vị thuốc Đông y có tác dụng cầm máu như hoa hòe, huyết dụ, cỏ mực, mấu củ sen, lá trắc bách….Thầy thuốc đông y sẽ phối hợp các vị thuốc với nhau hình thành bài thuốc cầm máu cho hiệu quả cao. Tham khảo bài thuốc hay dùng gồm:
➢ BÀI THUỐC 1:
- Thành phần: Sử dụng lá huyết dụ 40g, cỏ mực 20g, lá cây sống đời 20g.
- Cách dùng: Sử dụng các vị thuốc trên thành 1 thang thuốc sau đó đem rửa sạch và sắc uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
➢ BÀI THUỐC 2:
- Thành phần: Lấy 20g cỏ mực, mấu củ sen khô 20g, lá trắc bá 16g.
- Tương tự bài thuốc 1, sử dụng các vị thuốc trên là đem các vị thuốc trên đi sao nóng rồi sắc với nước uống ngày hai lần. Có thể uống trước bữa ăn, có tác dụng cầm máu dùng trong trường hợp máu chảy thường xuyên.
➤ Chú ý: Với 3 cách cầm máu trong trường hợp bệnh trĩ chảy máu nhiều ở trên bạn có thể vận dụng bất kì cách nào. Nhưng xin lưu ý bệnh trĩ có diễn biến phức tạp và dễ tái phát do đó nếu cầm máu tại nhà không có tác dụng cần lập tức tới bệnh viện để xử lý. Bởi có nhiều trường hợp quá nặng cần phải dùng phương pháp ngoại khoa phẫu thuật mới khắc phục bệnh trĩ khỏi và cầm máu hiệu quả.
THÔNG TIN NGƯỜI BỊ BỆNH TRĨ CẦN LƯU Ý:
Ngày đăng: 20/12/2023 - Cập nhật lúc: 1:15 PM , 20/12/2023