Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Crohn được hiểu là một trong những chứng bệnh viêm mãn tính về đường ruột. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Mới đầu mắc bệnh, người bệnh thường có một số triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy, co thắt ruột, đi ngoài ra máu, bị giảm cân rõ rệt. Vậy để hiểu rõ hơn về chứng bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng chuyên mục benhduongtieuhoa.com tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn còn có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh u hạt viêm ruột, viêm khu vực đại tràng, viêm ruột khu vực hoặc viêm manh tràng. Bệnh được hiểu là một dạng bệnh về viêm ruột, bệnh gây loét thành trong của ruột non và ruột già. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nó có thể ảnh hưởng đến một một vài bộ phận khác trong hệ tiêu hóa.

Bệnh Crohn là căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến một số bệnh mãn tính về đại tràng được gọi là viêm loét đại tràng. Bệnh thường có xu hướng chuyển từ bệnh nặng sang thuyên giảm và tái phát ngược lại. Căn bệnh này có khả năng lây truyền, đối với những người có người thân mắc bệnh Crohn, thì người đó có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn so với những người khác.

benh-Crohn-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri

2. Nguyên nhân gây bệnh Crohn

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh Crohn. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tốt chính có thể gây bệnh, bạn nên biết để có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn.

+ Bệnh có thể do nhiễm một số loại vi khuẩn như các chủng Mycobacterium.

+ Môi trường sống cũng có liên quan đến bệnh Crohn, căn bệnh này phát triển nhiều hơn ở khu vực thành phố, đô thị hoặc các nước công nghiệp. Tỉ lệ xuất hiện ở nông thôn ít hơn nhiều.

+ Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất phát triển bệnh Crohn.

+ Chế độ ăn uống không điều độ tác động rất lớn đến căn bệnh này. Vì vậy, trong quá trình hàng ngày người bệnh cần chú ý ăn uống điều độ hơn.

+ Những người có người thân trong gia đình mắc phải chứng bệnh Crohn thì người đó có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn so với những người khác.

3. Triệu chứng của bệnh Crohn

Bệnh Crohn được biểu hiện ở 2 thể đó là cấp tính và mạn tính, cụ thể như sau:

Thể cấp tính:

Ở giai đoạn cấp tính bệnh có biểu hiện và diễn biến giống với viêm ruột thừa, cơ thể bị sốt cao 39-40 độ, đau bụng ở vùng hố chậu phải. Thường đau sau khi ăn, đi đại tiện xong thì giảm đau hơn nhiều. Có cảm giác buồn nôn và nôn, một số trường hợp đi ngoài ra phân lỏng và phân có lẫn máu. Đầy hơi chướng bụng, đôi khi sờ thấy có một khối dài ở hố chậu phải. Nếu đi xét nghiệm máu thì sẽ thấy bạch cầu tăng.

Thể mạn tính:

Đối với giai đoạn mạn tính thì bệnh tiến triển từ từ, kéo dài từ 2-4 năm, có khi nhiều hơn. Người bệnh thường có những triệu chứng tương tự với thể cấp tính. Ngoài ra, kèm thêm dấu hiệu thiếu máu và các biến chứng như thủng ruột, hẹp lòng ruột. Nếu chụp X-quang thì thấy rõ được quai ruột hồi tràng giãn hay hẹp, các tổn thương viêm, loét hoặc các đường rò.

4. Phương pháp điều trị bệnh Crohn

Vì chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh nên việc điều trị bệnh vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, điều trị bệnh Crohn thường áp dụng những phương pháp chủ yếu sau:

benh-Crohn-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri1

Điều trị bảo tồn nội khoa: 

Đây là phương pháp điều trị chủ yếu khi mắc phải chứng bệnh Crohn, để thực hiện tốt phương pháp này người bệnh cần thực hiện đúng những bước cơ bản đó là: Chú ý thời gian nghỉ ngơi thoải mái và nên nghỉ ngơi tại giường cho đến khi hết các triệu chứng của bệnh. Ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất đạm, các thức ăn chứa nhiều năng lượng. Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống các loại kháng sinh, thuốc corticoid, các thuốc giảm miễn dịch và điều trị các triệu chứng của bệnh..

Điều trị phẫu thuật: 

Nếu như thực hiện những phương pháp trên không có tác dụng, hoặc những trường hợp bị thủng ruột, chảy máu không cầm được, biến chứng nhiễm khuẩn, có lỗ rò giữa ruột thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

⇒ Đồng thời, để bệnh nhanh khỏi cũng như giảm bớt tình trạng tái phát bệnh, người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau:

+ Thực hiện tốt các lưu ý cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được dừng thuốc giữa chừng khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

+ Cần bổ sung chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đối với người mắc bệnh Crohn thì việc hấp thụ chất dinh dưỡng như vitamin là rất kém. Vì vậy, không cần thiết bổ sung vitamin, khoáng chất nhiều từ thuốc.

+ Thăm khám bệnh thường xuyên theo định kì để có thể phát hiện ra những trường hợp không may, từ đó có biện pháp chữa trị bệnh kịp thời.

+ Tuyệt đối không được hút thuốc trong thời gian mắc bệnh cũng như điều trị bệnh. Vì như đã nói ở trên, hút thuốc nhiều cũng là một trong những yếu tố chính khiến bệnh nặng hơn.

→ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn