Bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Tuần qua rất nhiều người gửi thư tới cho chúng tôi thắc mắc về bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé. Vấn đề bệnh trĩ khi mang thai là rất hay gặp vì vậy cần hiểu rõ tác hại của bệnh để kịp thời xử lý đúng bệnh. Như trường hợp 2 bạn đọc có gửi thư cho ban quản trị chúng tôi có hỏi là: 

Tôi đang mang thai tuần thứ 16 và đang có dấu hiệu bệnh trĩ như táo bón lâu ngày, chảy máu hậu môn và đặc biệt là sưng phù quanh hậu môn. Vì đang trong thời gian mang thai nên tôi sợ dùng thuốc trị bệnh trĩ sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nên không giám dùng. Nhưng tôi vẫn rất lo lắng bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không vậy. Mong bác sĩ tư vấn giùm, tôi xin chân thành cảm ơn! ”  [ Hà T. Trang – Yên Bái]

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không

Chung hoàn cảnh chị  [ Đỗ Thị Lợi – Nghệ An ] lại ngao ngán vì trĩ khi mang thai.

Theo chị chia sẻ:” Khi bầu 4 tháng mình có bị trĩ nhưng đã kịp thời chữa trị dứt điểm. Nhưng khi bầu được 7 tháng căn bệnh này lại tái phát trở lại và c ó phần nghiêm trọng hơn. Hàng ngày búi trĩ sa xuống gây đau nhức, khó chịu khi ngồi, chảy máu nên khi đu vệ sinh vô cùng khổ sở. Có điều trị bằng mẹo tự nhiên nhưng không hiệu quả, lại không giám dùng thuốc  vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Cứ kéo dài mãi mình rất lo lắng sợ bệnh tiến triển đe dọa tới thai nhi cũng khổ, tôi rất muốn biết bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không, liệu sinh xong điều trị có được không vậy ạ. ” 

[ TRẢ LỜI ] 

Những băn khoăn của mọi người về việc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không tôi xin chia sẻ luôn để mọi người biết như sau:

Bác sĩ khoa sản Nguyễn Thị Bình. Khi mang thai nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn gấp nhiều lần bình thường. Thời điểm này nhiều yếu tố thuật lợi có thể hình thành bệnh trĩ như:

  • Mang thai dễ bị táo bón: 

Táo bón sảy ra nhiều hơn trong thời điểm mang thai là do tử cung lớn dần chèn ép đường ruột, nhu động ruột giảm làm cho đại tiện không hết, mất nước gây táo bón. Tác nhân khác gây táo bón là do thay đổi nội tiết tố gây co giãn cơ thành ruột, do tác dụng phụ của thuốc sắt, do ăn ít chất xơ, uống ít nước…

Trong khi táo bón gây mất sức khi đai tiện, rặn nhiều sẽ làm cho các tĩnh mạch hậu môn giãn ra và hình thành nên búi trĩ, sa búi trĩ gây bệnh trĩ.

  • Cân nặng thai nhi và mẹ: 

Thêm một lý do nữa khiến mẹ bầu bị trĩ nặng hơn đó chính sự thay đổi cân nặng nhanh chóng của mẹ và sự lớn lên của thai nhi trong tử cung đều gây chèn ép lên tĩnh mạch quanh hậu môn hình thành bệnh trĩ.

Có rất nhiều thay đổi khiến những bà mẹ khi mang thai có nguy cơ bị trĩ cao hơn, với những người đang bị bệnh trĩ thì mang thai sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Điều này cũng giải thích cho những ai thắc mắc tại sao bệnh trĩ dễ xuất hiện trong giai đoạn mang thai.

Vậy bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Mang thai bị bệnh trĩ có ảnh hưởng gì không?

Nguy cơ bị bệnh trĩ cao kèm theo nỗi lo lắng của hầu hết chị em chính là bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không. Tuy nhiên xin cảnh giác tới các mẹ đang mang thai bị bệnh trĩ là tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ gây ra sẽ gây  nên những tác hại khác nhau tới mẹ bầu và thai nhi. Kết quả lâm sàng cho biết bệnh trĩ không gây ảnh trực tiếp tới thai nhi trọng bụng, trẻ vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường nếu các mẹ biết cách điều trị bệnh trĩ khắc phục bệnh kịp thời đúng cách.

Thế nhưng, bệnh trĩ khi mang thai có diễn biến khá phức tạp cộng thêm các yếu tố nguyên nhân thuận lợi dễ làm bệnh trĩ nặng lên gây ra một số tác hại có thể gặp như:

+ Thiếu máu: Thời điểm mang thai mẹ cần bổ sung nhiều máu để nuôi thai nhi, tuy nhiên bệnh trĩ gây chảy máu hậu môn, mất máu nhiều vào giai đoạn cuối vì thế sẽ làm cơ thể mẹ thiếu máu, mất máu khiến người xanh xao mệt mỏi, ảnh hưởng tới em bé.

+ Ảnh hưởng tâm lý: Tâm lý của mẹ bầu khi bị trĩ sẽ bị tác động tơi tâm lý bởi biểu hiện đau rát hậu môn, lo lắng bệnh ảnh hưởng tới thai nhi hay tình trạng mất ngủ do đau rát… Tất cả những tổn hại tâm lý  này có thể làm các mẹ rơi vào tình trạng stress, căng thẳng ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của mẹ, làm chậm sự phát triển của thai nhi.

+ Gây biến chứng nguy hiểm: Giai đoạn bị trĩ mang thai rơi vào giai đoạn nặng có thể bắt gặp một số biến chứng nguy  hiểm như: tắc nghẽn ống trực tràng do búi trĩ phát triển lớn, áp xe hậu môn, hoại tử hậu môn … Những biến chứng này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu.

Như vậy, có thể thấy diễn biến phức tạp của bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ra tổn hại khó lường trước. Thế nên, khi mang thai nên cảnh giác với bệnh trĩ, tốt nhất nên biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ từ sớm dứt điểm căn bệnh này, tránh tổn hại tới mẹ và bé.

Bác sĩ khuyên bệnh trĩ khi mang thai cần ghi nhớ kỹ:

  • Mang thai không nên dùng thuốc tây y vì nhiều loại thuốc có tác dụng phụ đi qua nhau thai gây biến dạng, dị tật thai nhi. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Ngừa táo bón bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nước nhiều mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc trĩ.
  • Bầu nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ gây tổn thương hậu môn, trực  tràng.
  • Không nhịn đi vệ sinh, nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ giấc.
  • Tới bệnh viện sớm khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường tại hậu môn trực tràng.

Hi vọng bài viết sẽ giải đáp những băn khoăn lo lắng của các mẹ về bệnh trĩ khi mang thai!

Chị em có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/12/2023 - Cập nhật lúc: 1:15 PM , 20/12/2023

Ẩn