Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là biểu hiện bệnh gì?

Tình trạng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy xảy ra ngày càng nhiều, nhưng không phải ai cũng biết đó là biểu hiện của những bệnh gì?. Không để độc giả phải giữ sự hoang mang này quá lâu, chuyên mục benhduongtieuhoa.com sẽ mang đến cho bạn những giải đáp chi tiết nhất. 

Bất cứ ai trong chúng ta dù ít dù nhiều thì cũng sẽ phải chịu cảm giác đau bụng quặn từng cơn. Đó là những cơn đau nặng xuất hiện ngắt quãng trên nền những cơn đau nhẹ, gây nên cảm giác khó chịu dai dẳng. Nếu hiện tượng này thi thoảng mới xảy ra thì không có gì đáng ngại, ngược lại khi cơn đau bụng quặn xuất hiện thường xuyên ở những vị trí cố định thì rất có khả năng bạn đã mắc phải một số bệnh lý bên dưới đây.

Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy
Nhiều người bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy nhưng lại không rõ mình có thể đã mắc phải bệnh gì.

I- Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là bị bệnh gì?

Nói về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Toàn (khoa Khám Nội tổng hợp, bệnh viện Nhân dân 175) cho biết:

“Nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện vì tâm lí chủ quan khi bụng bị đau quặn từng cơn kèm tiêu chảy. Vì vậy, trong quá trình thăm khám thì chúng tôi đã cung cấp cho người bệnh một số thông tin cần thiết về những nguy cơ bệnh tật liên quan đến tình trạng trên. Đau bụng quặn từng cơn mà kèm theo tiêu chảy thì rất có thể là biểu hiện của một số bệnh như tiêu chảy cấp/mãn tính, rối loạn tiêu hóa, polyp đại tràng, ung thư trực tràng v.v…”

1- Rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới (cũng có trường hợp đau luôn cả vùng bụng trên), cảm giác đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ nhưng vẫn mang đặc trưng là quặn lên từng cơn. Bệnh lí này sẽ khiến cho bụng bệnh nhân bị cứng lên, ấn vào vùng quanh rốn sẽ thấy đau.

Số lần đi ngoài có xu hướng tăng lên tùy theo bệnh tình, nhưng hầu hết người bị rối loạn tiêu hóa sẽ đi ra phân lỏng và có mùi hôi hơn bình thường. Sau khi đại tiện, cảm giác đau giảm xuống nhưng cũng mau chóng quay lại, khiến cho người bệnh mất sức và mất nước đáng kể. Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm tới tính mạng và thường sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày.

2- Tiêu chảy cấp tính, mãn tính

Đối với tiêu chảy cấp tính, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như: đau quặn bụng từng cơn, đau âm ỉ, đi ngoài liên tục, đi phân lỏng, lượng phân nhiều hơn bình thường và thi thoảng có máu kèm theo, buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon. Đặc biệt, đối với người bị tiêu chảy mãn tính thì sẽ kèm theo sốt nhẹ, mất nước nghiêm trọng, da dẻ xanh xao, tóc khô xơ.

Tiêu chảy mãn tính sẽ kéo dài trong 3 tuần trở lên, thời gian này rút ngắn còn 3-5 ngày đối với tiêu chảy mãn tính.

3- Bệnh Polyp đại tràng

So với 2 chứng bệnh phổ biến ở trên thì Polyp đại tràng (còn gọi là Polyp đại trực tràng) sẽ khó có thể xác định được qua những biểu hiện bên ngoài, mà cần phải có sự can thiệp của các cuộc xét nghiệm. Tuy nhiên, khi mắc phải dấu hiệu tiêu chảy nhiều ngày có lẫn máu kèm theo đó là cảm giác đau quặn ở vùng bụng dưới thì bạn hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ mình đang bị Polyp đại trực tràng. Đây là một căn bệnh không thể xem thường, cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám.

đau bụng tiêu chảy vì Polyp đại tràng
Polyp đại tràng sẽ khiến cho người bệnh bị đau bụng quặn từng cơn và tiêu chảy.

4- Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Bạn có biết, các biểu hiện của bệnh rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột khá giống với rối loạn tiêu hóa nên dễ xảy ra sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu phát hiện mình hoặc người thân đi ngoài nhiều lần và đi ra phân nát (không phải dạng phân lỏng) hoặc phân sống thì rất có thể đường ruột đã xảy ra những sự rối loạn đáng kể.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do cơ thể mất đi sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến việc các cơ quan tiêu hóa phải chịu những áp lực lớn và gây ra các cơn đau quặn ở vùng bụng vùng dưới kèm theo hiện tượng đi ngoài bất thường.

5- Hội chứng ruột kích thích

Cũng là một vấn đề liên quan đến đường ruột như bệnh rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột nhưng hội chứng ruột kích thích lại có đặc trưng riêng của nó. Cụ thể, khi mắc phải tình trạng này thì người bệnh không chỉ phải đối mặt với những cơn đau bụng quặn (đặc biệt đau dữ dội hơn về đêm và gần sáng, đau sau khi ăn xong). Song song với đó là hiện tượng đi phân lỏng ngay sau khi ăn xong tầm 15-20 phút khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi.

6- Viêm đại tràng mãn tính

Đại tràng (ruột già) mỗi ngày đều phải chứa toàn bộ chất thải của cơ thể mà còn phải thực hiện các chức năng quan trọng như tiêu hóa, hấp thụ và đóng khuôn phân. Do vậy, đại tràng rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm đại tràng cũng chia làm cấp tính và mãn tính như nhiều bệnh khác, trong đó, viêm đại tràng mãn tính sẽ có những dấu hiệu khá khó chịu như đau quặng từng cơn, đi ngoài phân lỏng, chướng bụng, đầy hơi..Ngoài ra, những triệu chứng này sẽ rõ rệt hơn trong những đợt thời tiết thay đổi và sau khi ăn xong.

Xem thêm: Bệnh nhân chia sẻ hành trình CHỮA KHỎI viêm đại tràng dai dẳng bằng bài thuốc ĐÔNG Y hiệu nghiệm

tiêu chảy do viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính gây ra những cơn đau và tiêu chảy kẻm táo bón.

7- Ung thư đại trực tràng

Được biết đến là một căn bệnh cực kì nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao, ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu sẽ được biểu hiện khá mơ hồ qua những cơn đau bụng quặn, kèm theo đó là tiêu chảy nhiều lần có lẫn máu và dịch nhầy. Bên cạnh đó, bệnh còn khiến cho cơ thể mất nước, suy nhược và ảnh hưởng lớn đến tình trạng tâm lí.

Để có thể tránh tình trạng xấu nhất xảy ra, ngay khi nhận ra bản thân gặp phải những dấu hiệu trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay và đề nghị được siêu âm và xét nghiệm ung thư đại trực tràng.

II- Cần làm gì để khắc phục tình trạng đau bụng quặn từng cơn kèm theo tiêu chảy?

Đau bụng quặn từng cơn kèm theo tiêu chảy không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn là những dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh lý nguy hiểm. Song, bạn không phải quá lo lắng vì hiện nay đã có khá nhiều cách có thể khắc phục tình trạng này rất hiệu quả.

1- Khắc phục đau bụng quặn tiêu chảy bằng thuốc Tây

Thường thì nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nhu động ruột tăng mạnh, vì vậy mà nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh được rằng 3 loại thuốc sau đây sẽ có tác dụng trực tiếp và khắc phục bệnh.

  • Thuốc tiêu chảy: Khi đi ngoài ra phân lỏng, hiển nhiên chúng ta sẽ bị mất nước. Vì vậy hãy chủ động bổ sung nước biển khô (Oresol) để có thể bù lại lượng nước đã thất thoát. Bên cạnh Oresol, bạn nên dùng thêm các thuốc cầm tiêu chảy thông thường như Loperamid, Racecadotril hiện có bán tại các hiệu thuốc.
  • Thuốc chống co thắt: Các loại thuốc này sẽ phát huy công dụng giảm đau bụng quặn từng cơn, nhờ vào cơ chế làm dịu các bó cơ trong niêm mạc và giảm co thắt đại tràng hiệu quả. Một số loại thuốc chống co thắt thông dụng có thể kể đến như Mebeverin, Buscopan, Spasmaverin…
  • Thuốc làm giảm nhu động ruột: Với tác dụng chính là làm chậm hoạt động của nhu động ruột, các loại thuốc như Actapulgite, Loperamid, Smecta…có thể giúp hạn chế việc thức ăn di chuyển quá nhanh trong đường ruột và gây ra hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng.
chữa đau bụng tiêu chảy bằng thuốc Tây
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể được chữa bởi thuốc Tây.

Thông tin hữu ích:

2- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm tình trạng đau bụng quặn từng cơn kèm theo tiêu chảy

Bên cạnh dùng thuốc điều trị, người bệnh đừng quên thay đổi chế độ sinh hoạt và thực đơn hàng ngày cũng góp phần giảm nhanh những triệu chứng khó chịu. Dưới đây là danh sách các việc mà bạn cần thực hiện:

  • Bù nước cho cơ thể: Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cho cơ thể mất khá nhiều nước, cùng với chất điện giải và chất khoáng. Vì vậy, bệnh nhân cần bổ sung lượng nước vừa đủ mỗi ngày hoặc có thể uống thêm nước ép trái cây, trà đường, trà thảo mộc cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tập thể dục đều đặn và nghỉ ngơi hợp lí: Khi những cơn đau bụng và tiêu chảy xuất hiện có nghĩa là cơ thể chúng ta cần được nghỉ ngơi. Do đó, nên dành thời gian nghỉ ngơ, thư giãn và kết hợp với một số bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp cho hệ tiêu hóa được ổn định. Ngoài ra, có thể đặt một chiếc khăn ấm hay chai nước ấm lên bụng để giảm co thắt ruột nhanh chóng và dễ ngủ hơn.
  • Ăn nhiều các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa: Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cơ thể được cung cấp nhiều thực phẩm tốt cho dạ dày – đại tràng. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn giàu tinh bột, sữa chua để giảm thiểu những cơn đau bụng quặn từng cơn.

⇒ Tình trạng đau bụng quặn từng cơn kèm theo tiêu chảy kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, tránh để bệnh chuyển biến xấu. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Bệnh nhân chữa bệnh đại tràng thành công nhờ giải pháp Đông y được VTV2 đưa tin

My Nguyễn. 

Thông tin cần thiết dành cho bạn:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:05 PM , 29/09/2021

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay