Vi khuẩn helicobacter pylori (virus Hp) là gì? – Bạn đã biết hết chưa

Việc nắm được các thông tin vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là hết sức quan trọng giúp người bệnh chủ động trong việc phòng tránh và điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về loại vị khuẩn nguy hiểm này.

Vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn thông thường phát triển trong đường tiêu hóa và có khuynh hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Theo thống kê, tỷ lệ vi khuẩn Hp lây nhiễm ở nước ta khá cao khoảng hơn 70% dân số. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen dùng chung ly chén, thức ăn hoặc do ý thức vệ sinh kém. Tỷ lệ này rất cao so với trung bình của thể giới là hơn 50%, với các nước phát triển như Canada, Hoa Kỳ là 30%.

a). Cấu tạo của vi khuẩn

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một dạng xoắn khuẩn gram âm, có 3-5 chiên mao, có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc. Chúng sống chủ yếu trong môi trường dạ dày của cơ thể người và bám vào niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn Hp được phát hiện vào năm 1982 do hai bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren tìm thấy.

vi khuẩn hp
Hình ảnh của Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

b). Môi trường sống

H.pylori thích nghi sống trong môi trường khắc nghiệt, có tính axit của dạ dày. Những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh chúng và làm giảm độ chua để có thể sống sót.

c). Khả năng gây bệnh

Hình ảnh xoắn ốc của vi khuẩn Hp cho phép chúng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày của bạn, nơi chúng được bảo vệ bởi chất nhầy và các tế bào miễn dịch của cơ thể bạn không thể tiếp cận chúng. Vi khuẩn này có thể gây trở ngại cho phản ứng miễn dịch của bạn và đảm bảo rằng chúng không bị phá hủy. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày.

d). Ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp?

Trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm H.pylori do ý thức vệ sinh ở chúng còn thiếu. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm bệnh phụ thuộc nhiều vào môi trường và điều kiện sống của bạn. Nguy cơ bạn bị nhiễm vi khuẩn H.pylori cao nếu bạn:

  • Sống ở một nước đang phát triển.
  • Ở chung với người bị nhiễm vi khuẩn H.pylori.
  • Nhà ở chật chội, đông đúc, môi trường vệ sinh xung quanh ô nhiễm.

Những con đường lây lan của vi khuẩn Hp

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, vi khuẩn Hp có khả năng lây lan nên việc phòng tránh là hết sức cần thiết. Có rất nhiều con đường lây lan của vi khuẩn Hp, trong đó phải kể đến những con đường thường gặp dưới đây:

  • Con đường lây lan của vi khuẩn Hp từ miệng sang miệng: Điều này xảy ra do vi khuẩn Hp không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn xuất hiện nhiều trong khoang miệng và tuyến nước bọt, tập trung nhiều ở kẽ răng và mảng bám. Vì vậy chúng ta cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng dụng cụ cá nhân như bàn chải, chén bát, ly uống nước…
  • Con đường lây lan của vi khuẩn Hp từ dạ dày sang miệng: Vi khuẩn Hp có thể gây trào ngược dạ dày làm cho lây lan ra ngoài qua đường khoang miệng. Việc không vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên cũng rất dễ gây lây lan cho người khác.
  • Con đường lây lan vi khuẩn Hp từ dạ dày sang dạ dày: trường hợp này khó có thể xảy ra những chúng ta cũng không nên chủ quan. Khi có dấu hiệu bị vi khuẩn Hp, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Nếu các thiết bị y tế không được vệ sinh thì vi khuẩn Hp rất dễ bám dính lại và gây nguy hiểm cho người khác.
  • Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp từ phân qua miệng: Khi bị mắc vi khuẩn Hp thì trong phân cũng có thể chứa loại vi khuẩn này. Khi đi vệ sinh mà không rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng có thể làm tăng khả năng lây lan khi dùng tay bốc thức ăn hoặc làm các công việc khác.

→ Xem thêm chi tiết: Nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày có lây không?

Những tác hại của vi khuẩn Hp gây ra cho dạ dày

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn tác động chủ yếu gây phá hủy niêm mạc dạ dày, thay đổi chức năng bài tiết của dạ dày nên có thể gây ra nhiều vấn để về đường ruột và dạ dày. Cụ thể, những tác hại lớn của vi khuẩn Hp có thể gặp phải như:

1. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Tác hại đầu tiên của vi khuẩn Hp có thể gây ra cho dạ dày được kể đến đó là viêm niêm mạc dạ dày cấp tính. Hầu như những ai mắc phải chứng bệnh này thường không có các biểu hiện cụ thể. Có một số ít người có những biểu hiện như: Chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

2. Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính do vi khuẩn Hp

Trường hợp bệnh nhân bị viêm niêm mạc dạ dày cấp tính nhưng không được phát hiện và điều trị sớm sẽ chuyển thành mãn tính. Lúc này, bệnh sẽ nặng hơn, khó khăn trong việc điều trị và chi phí tốn kém hơn nhiều.

3. Loét dạ dày- tá tràng

Ngoài những chứng bệnh nói trên, vi khuẩn Hp còn có thể gây ra chứng bệnh loét dạ dày tá tràng. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm, có thể gây chảy máu dạ dày – tá tràng.

Trường hợp nhẹ chỉ gây xuất huyết tạm thời, nhưng nếu bị nặng, vết thủng sâu máu chảy nhiều không kìm máu kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao rất nguy hiểm.

4. Ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp tấn công gây ra tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày- tá tràng lâu ngày sẽ gây ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh ung thư dạ dày cũng có đặc điểm chung giống các loại ung thư khác là ở giai đoạn đầu như chướng bụng đầy hơi, đau tức vùng thượng vị, ợ chua, tiêu hóa không tốt. Vì vậy, nếu không có kiến thức về bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác.

sự nguy hiểm của vi khuẩn hp
Vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày

→ Có thể khẳng định rằng, vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn có hại cho đường ruột và có khả năng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị Hp dứt điểm ngay từ đầu sẽ giảm thiểu được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.

Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp hiệu quả

Sử dụng kháng sinh để phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp là một phương pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, vì một số lý do như nguy cơ bị đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, tác dụng phụ của kháng sinh có thể xảy ra, tốn kém tiền bạc nên không được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp bằng các biện pháp cơ bản sau đây:

# Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh

Đây được xem là cách cơ bản nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh hiệu quả. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta phải đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Quần áo, chăn màn, giường chiếu cần được giặt thường xuyên. Trước khi ăn cần phải tập thói quen rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống.

# Ăn chín uống sôi

Như chúng ta đã biết, vi khuẩn Hp cũng như những loại vi khuẩn khác chỉ sống được trong thực phẩm tươi hoặc ôi thiu.

Phòng ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori
Ăn chín uống sôi để phòng ngừa lây nhiễm Hp

Chính vì vậy, việc làm chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng là cách tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng nguồn nước hay thức ăn mà bạn nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh.

# Hạn chế tiếp xúc gần với người đang nhiễm Hp

Điều này cực kỳ quan trọng, khi trong gia đình đang có một người mắc bệnh liên quan đến vi khuẩn Hp thì những người còn lại nên lưu ý thực hiện tốt những điều sau:

+ Sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng, tuyệt đối không dùng chung các vật dụng từ bàn chải, khăn tắm, khăn lau mặt đến chén, muỗng.

+ Vi khuẩn Hp sống được trong nước bọt nên không được hôn hay mớm đồ ăn, gắp đồ ăn, tiếp xúc gần miệng của người bệnh.

# Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Đây cũng được xem là một phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúng ta cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời nên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp câu hỏi vi khuẩn Helicobacter pylori là gì? Hy vọng, qua đây mọi người  sẽ nhận thức được tầm nguy hiểm của loại vi khuẩn này, đồng thời trang bị cho mình những biện pháp phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. Khi có những dấu hiệu mắc bệnh, bạn không nên chủ quan mà phải đến ngay bệnh viện để được tiến hành kiểm tra và điều trị bệnh. Bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Bạn nên tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:48 PM , 18/09/2021

Ẩn