9 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu cần nên biết

Viêm loét dạ dày tá tràng là sự hình thành của vết loét trong niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng). Điều này xảy ra khi chất nhầy bảo vệ dạ dày của bạn trở nên không hiệu quả. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Bạn đọc cùng tìm hiểu qua nội dung bên dưới. 

Dạ dày tạo ra một axit mạnh để giúp tiêu hóa thức ăn và bảo vệ bằng cách chống lại vi khuẩn. Để bảo vệ các mô của cơ thể chống lại lượng axit này, dạ dày cũng tiết ra một lớp chất nhầy dày. Nếu lớp chất nhầy bị mòn đi và suy giảm chức năng hoạt động, axit có thể làm hỏng mô dạ dày và gây loét dạ dày tá tràng.

I. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Ước tính cứ 10 người thì cứ có 1 người bị viêm loét dạ dày tá tràng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Theo các nguyên cứu cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

1/ Do vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori thường sống trong lớp niêm mạc và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Thông thường, vi khuẩn H.pylori không gây ra vấn đề gì, nhưng khi nó hoạt động, hóa chất mà chúng tiết ra có thể gây kích ứng, viêm lớp bên trong của dạ dày và gây ra loét.

Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng

Các nhà khoa học chưa xác định chính xác vi khuẩn H.pylori có thể lây lan như thế nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nó có thể được truyền từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn. Người bệnh cũng có thể nhiễm H.pylori qua thức ăn và nước uống.

Xem ngay thông tin: Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày

2/ Do căng thẳng, stress

Có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối liên quan giữa tress và viêm loét dày tá tràng. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo kết quả cho thấy, những người thường xuyên lo lắng và căng thẳng quá mức có tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người bình thường khác.

Điều này được lý giải là do căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm trầm trọng thêm sự rối loạn của quá trình tiêu hóa, dó đó cơ thể của bạn sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là vi khuẩn H.pylori.

3/ Chế độ ăn uống không hợp lý

Một chế độ ăn uống không hợp lý bao gồm rất nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn và một số thực phẩm tươi sống có thể làm tăng nguy cơ loét bằng cách thúc đẩy viêm và cản trở chức năng miễn dịch. Do đó thức ăn mà chúng ta bổ sung hằng ngày không phù hợp là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Viêm loét dạ dày tá tràng do ăn uống
Chế độ ăn uống gây viêm loét dạ dày tá tràng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những thực phẩm có khả năng cao gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm: Tiêu đen, ớt đỏ, caffeine, thực phẩm béo và đồ chiên, thức ăn chua…

4/ Lạm dụng thuốc

Uống aspirin cũng như một số loại thuốc giảm đau không kê toa hoặc kê toa được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây kích thích hoặc làm viêm niêm mạc dạ dày và tá tràng của bạn.

Các loại thuốc nhóm này bao gồm ibuprofen, natri naproxen và một số các thuốc khác. Loét dạ dày tá tràng có thể phổ biến hơn ở những người lớn tuổi dùng thuốc giảm đau chống viêm này hoặc ở những người dùng các thuốc này để điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Một số các loại thuốc khác cùng với NSAID, chẳng hạn như steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, alendronate và risedronate có thể làm tăng nguy cơ phát triển vết loét.

5/ Sử dụng nhiều rượu bia

Những người chỉ uống rượu bia ở mức độ vừa phải thường không có quá nhiều vấn đề vì nó. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống tiêu hóa.

 

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do rượu bia
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Rượu bia có thể kích thích niêm mạc dạ dày nếu uống quá nhiều. Điều này dẫn đến viêm và làm tăng nguy cơ phát triển vết loét. Mặt khác, uống rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành các vết loét dạ dày tá tràng đã có, do đó có thể kéo dài và làm trầm trọng hơn các triệu chứng.

6/ Hút nhiều thuốc lá

Sở dĩ, hút nhiều thuốc lá là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là bởi vì thuốc lá can thiệp vào cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại axit dạ dày.

Thông thường, axit này bắt đầu phá vỡ thức ăn được đưa đến dạ dày. Bất kỳ axit nào không được hấp thu đều được trung hòa bằng sodium bicarbonate, một chất kháng acid tự nhiên. Sự trung hòa này xảy ra ở tá tràng. Sodium bicarbonate được tạo ra bởi tuyến tụy, một cơ quan quan trọng nằm cạnh tá tràng.

Các nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày theo thời gian và làm giảm sản xuất bicarbonate. Do đó, người hút nhiều thuốc đặc biệt có nguy cơ cao phát triển vết loét tá tràng.

7/ Ăn quá nhiều muối

Một chế độ ăn nhiều muối không chỉ gây hại cho huyết áp của bạn mà còn có thể gây ra các dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng do ăn nhiều muối
Ăn quá nhiều muối cũng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng

Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thức ăn mặn dường như bị bệnh dạ dày nghiêm trọng hơn những người khác. Điều này được giải thích là do, muối có thể là tác nhân kích hoạt vi khuẩn H. pylori, một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu hoạt động mạnh mẽ hơn bằng cách làm tăng độc tính của loại vi khuẩn này.

Trong trường hợp dạ dày, tá tràng của bạn đã xuất hiện một vết loét thì việc bổ sung nhiều muối có thể làm cho tình trạng này trở thành nghiêm trọng và xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

8/ Yếu tố thể trạng

Loét dạ dày tá tràng thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người lớn tuổi (sau tuổi 60), điều này là do khi về già, cơ thể bắt đầu suy yếu, chức năng của các cơ quan trong cơ thể và hệ thống miễn dịch cũng có dấu hiệu suy giảm dần, đây là điều kiện để các tác nhân có hại bên ngoài dễ xâm nhập và gây bệnh, bao gồm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.pylori.

Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy, người có nhóm máu O có khả năng bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn so với những người có nhóm máu khác. Mối liên quan này có thể được xác định từ sự liên kết giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên được tìm thấy trong một số tế bào máu) và tần suất loét tá tràng.

9/ Các tác nhân khác

  • Di truyền học: Các yếu tố di truyền cũng có thể liên quan đến sự xuất hiện bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Điều này được nhìn thấy rõ qua một số nghiên cứu với những người mắc bệnh và họ hàng của họ với cùng một vấn đề mắc phải.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Đây là một tình trạng bệnh lý xảy ra do sự hình thành của một hoặc nhiều khối u ở vị trí tụy hoặc trực tràng. Với hội chứng này, axit dạ dày bị sản xuất ra một lượng lớn dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Trào ngược dịch mật: Hiện tượng này tuy rất ít gặp nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở một số đối tượng.

Việc nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn có biện pháp phòng tránh hoặc chủ động đối phó khi không may bị các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tấn công, gây đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn 

II. Kế hoạch phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Bạn có thể làm giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu bạn có kế hoạch và thực hiện một cách kiên trì. Chúng tôi có thể gợi ý cho ban kế hoạch phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng với những điều sau đây:

Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Phòng ngừa sớm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng

# Tự bảo vệ mình khỏi bị vi khuẩn tấn công

Tuy chúng ta không biết rõ vi khuẩn H.pylori có thể lan truyền theo con đường nào, nhưng có một số bằng chứng cho rằng vi khuẩn này có thể truyền từ người này sang người khác qua đường ăn uống. Chính vì vậy, bạn có thể thực hiện các bước bảo vệ mình khỏi vị lây nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, ăn các thức ăn đã được nấu chín sạch sẽ, không dùng đũa gắp thức ăn cho nhau…

# Thận trọng khi sử dụng các thuốc giảm đau

Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau để điều trị các bệnh lý khác. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm liều thấp nhất có thể mà vẫn có thể làm giảm đau cho bạn.

Không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc có nguy cơ gây viêm loét dạ dày trong trường hợp không cần thiết để bảo vệ dạ dày của bạn luôn được khỏe mạnh và hoạt động tốt.

# Tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát viêm

Tăng cường bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn bằng cách giảm thói quen xấu như hút thuốc, uống nhiều bia rượu, ăn các thức ăn chế biến, phơi nhiễm độc tố và lối sống ít vận động. Tất cả những điều này sẽ có lợi cho quá trình viêm, giảm miễn dịch và góp phần hình thành vết loét ở dạ dày và tá tràng.

# Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống lành mạnh không những cung cấp nhiều lợi ích cho dạ dày của bạn mà còn giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh béo phì.

Bạn nên hạn chế ăn nhiều các chất kích thích dạ dày và thay vào đó nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, hãy thay đổi cách mà bạn ăn uống bằng cách ăn thành các bữa ăn nhỏ trong ngày thường xuyên hơn, không ăn trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ hoặc nằm ngay sau khi ăn.

Đừng bỏ qua thông tin: Thực phẩm tuyệt đối nên tránh khi bị viêm loét dạ dày 

# Quản lý stress

Bạn có thể kiểm soát vấn đề căng thẳng, lo lắng của mình bằng việc tận dụng các phương pháp giảm stress tự nhiên như tập thể dục thường xuyên, thiền định hoặc thực hiện các bài tập yoga, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hoặc sử dụng các loại tinh dầu trong phòng ngủ của mình, điều này giúp tạo cho bạn cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, giúp nhanh chóng giải phóng những căng thẳng.

Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là bạn nên trang bị kiến thức cho mình về các nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để chủ động phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất.

Trong trường hợp, bạn phát hiện ra cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị viêm loét dạ dày, hãy nói chuyện với bác sĩ để được điều trị kịp thời và tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Biên Tập Viên: Như Quỳnh

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 23/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:34 AM , 23/09/2021

Ẩn

Bình luận

9 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu cần nên biết

Bình luận

  1. pham tien says:

    truoc minh bi benh, nen phai uong rat nhieu khang sinh, bay gio da day bi viem loet va rat yeu, co cach nao khac phuc khong nhi?

  2. anan says:

    tâm lý không ổn định cũng có thể gây viêm loét dạ dày hủ ta? mình với người yêu thường xuyên cãi lộn, bực bội, rồi đi làm thì công việc căng thẳng, nhức đầu nữa… liệu rồi có bị bệnh không?

Comments are closed.