Ruột già có phải đại tràng không? chức năng của nó là gì?

Không ít người thắc mắc là ruột già có phải đại tràng hay không và chức năng của đại tràng là gì? Hiểu được điều này, bác sĩ của benhduongtieuhoa.com sẽ giúp bạn có những kiến thức cần thiết về bộ phận này.

Cơ quan nội tạng đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người, mỗi cơ quan sẽ đóng những vai trò khác nhau và thường sẽ có tác động qua lại. Hiểu rõ về chức năng của chúng sẽ có thể giúp bạn có lợi thế rất lớn trong việc phòng và chữa bệnh. Vậy, bạn biết gì về đại tràng của mình? Hãy cùng kiểm tra sự mức độ hiểu biết của bạn qua bài viết sau đây.

những điều cần biết về ruột già
Bạn biết gì về ruột già? Ruột già có phải là đại tràng hay không? Chức năng của nó là gì?

I- Đại tràng là gì? Đại tràng có phải là ruột già hay không?

Trong một số tài liệu y học cổ, người ta vẫn còn thói quen gọi phần ruột dài hơn 1m bao quanh lấy ruột non của con người là ruột già. Tuy nhiên, theo thời gian thì các bác sĩ đã thay đổi danh xưng này thành “đại tràng”, thứ nhất là để phân biệt với các động vật có xương sống khác, thứ hai là để cho các bệnh về cơ quan này có những cái tên mang tính y học hơn. Như vậy, ruột già và đại tràng chỉ khác nhau ở tên gọi.

Vậy, ruột già hay đại tràng chính xác là gì?

→ Ruột già (đại tràng, ruột dày) là phần áp cuối trong hệ thống tiêu hóa. Như đã nói thì độ dài của bộ phận này thường được tính bằng đơn vị mét (m), với độ dài trung bình là 1.5m nhưng cũng có trường hợp ruột già dài tới gần 2m. Chiều dài của nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen cũng như giới tính. Ruột non dài gấp 4 lần ruột già, nhưng tiết diện lại nhỏ hơn nhiều.

Đại tràng của một người khỏe mạnh sẽ được chia thành 3 phần chính, gồm: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, manh tràng và kết tràng được ngăn với nhau bằng một van khóa có chức năng ngăn cản các chất thải ở ruột già thấm ngược lại vào ruột non. Vì vậy, ranh giới của manh tràng và kết tràng cũng chính là nơi giao nhau giữa ruột non và ruột già.

II- Đại tràng (ruột già) thực hiện những chức năng gì?

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng ruột già chỉ là nơi chứa chất thải, nhưng thực ra công việc của cơ quan này không đơn giản chỉ có vậy. Mỗi ngày, đại tràng phải thực hiện cùng lúc nhiều chức năng quan trọng. Cụ thể như sau:

1- Tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng

Nói một cách chính xác thì đây không phải là chức năng chính của đại tràng. So với môi trường trong dạ dày và ruột non thì đại tràng giàu kiềm hơn rất nhiều, và thậm chí không tiết ra acid. Do vậy mà những thức ăn chưa được tiêu hóa hết ở 2 bộ phận trên sẽ được các vi khuẩn cùng môi trường kiềm ở đây phân hủy một lần nữa.

chức năng của đại tràng
Mỗi ngày, đại tràng phải thực hiện cùng lúc nhiều chức năng.

Cơ quan có chức năng chính hấp thu chất dinh dưỡng là ruột non, không phải ruột già. Nhưng có một số chất sẽ phải đợi đến khi đi xuống ruột già thì mới có thể được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng được. Hoạt động tiêu hóa ở đại tràng được thực hiện bằng 3 cơ vòng và 3 cơ dọc, tương tự như tại ruột non.

Sau khi được hấp thụ, các chất dinh dưỡng này sẽ được chuyển thẳng đến gan thông qua các tĩnh mạch nối giữa 2 bộ phận này. Lúc này, quá trình thanh lọc độc tố sẽ được gan tiến hành, sau khi hoàn thành thì các dưỡng chất được đưa vào máu. Vậy là hoàn thành một chu trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng.

2- Hấp thu nước và tạo khuôn chất thải

Chức năng quan trọng nhất của đại tràng mà không có cơ quan nào có thể thay thế được, đó là hấp thụ nước và đóng khuôn chất thải. Cụ thể, song song với quá trình tiêu hóa để hấp thu các chất dinh dưỡng một lần nữa, lượng nước có trong thức ăn sẽ được đại tràng hấp thu và chuyển trực tiếp vào thận. Phần bã sau khi đã được lấy đi hết nước sẽ trải qua hoạt động của nhu động ruột và cô đặc thành chất thải (phân).

Đó cũng là lý do vì sao khi bị viêm đại tràng, phân của chúng ta sẽ không được đóng thành khuôn mà trở nên lỏng lẻo hoặc khô cứng lại. Ngoài việc hấp thụ nước để cung cấp cho thận, đại tràng còn có một chức năng vô cùng quan trọng, đó là hấp thu muối khoáng cũng như các nguyên tố vi lượng.

Đại tràng không tiết dịch vị, chỉ tiết ra chất nhầy có khả năng bôi trơn và làm mềm phân.

3- Bài tiết chất thải

Sau khi phân đã được tạo hình và đảm bảo được độ mềm cần thiết, cũng như đủ lượng thì sẽ được bài tiết. Lúc này, các chất thải rắn của cơ thể chúng ta lại được hấp thụ một lần cuối cùng ở trực tràng – đoạn cuối cùng của đại tràng (dài tầm vài cm) nối với ống hậu môn.

Trong ruột già có một khối ruột dài khoảng 20cm, có khả năng thực hiện các thao tác co bóp để có thể ép chất thải và đẩy ra ngoài cơ thể. Thông thường thì hoạt động co bóp này sẽ mất xuất hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 phút đến 1h đồng hồ. Khi đại tràng co bóp, chúng ta sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi vệ sinh.

Chất nhầy trong đại tràng không chỉ có chức năng làm mềm, kết dính chất thải mà còn có thể tạo một lớp màng ở thành cơ quan này để tránh trầy xước và giảm đi tác hại của các loại vi khuẩn.

Như vậy, đại tràng (ruột già) là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Nếu đại tràng gặp vấn đề thì các hoạt động hấp thu và bài tiết sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến táo bón, tiêu chảy. Hy vọng sự giải đáp cho câu hỏi đại tràng có phải ruột già không cùng với các chức năng của đại tràng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cần thiết.

Trung Nguyễn. 

Có thể bạn cũng muốn biết:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:06 PM , 29/09/2021

Ẩn